en vi
  • 0
    • Giỏ hàng trống
    • Sản phẩm 0 đ

    • Tổng cộng 0 đ
  • 0
    • Giỏ hàng trống
    • Sản phẩm 0 đ

    • Tổng cộng 0 đ

17/02/2024 - 14:30 PM

CÁC BƯỚC CHUYỂN ĐỔI SỐ CHO DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

Trước khi tìm hiểu các bước chuyển đổi số cho doanh nghiệp, chúng ta hãy tìm hiểu qua đinh nghĩa chuyển đổi số trong thời đại công nghiệp 4.0 và sự bùng nổ mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo AI.

1. Lợi ích của chuyển đổi số trong doanh nghiệp?

Mặc dù thuật ngữ chuyển đổi số đã xuất hiện phổ biến trên thế giới trong những năm gần đây, tuy nhiên lại không có một định nghĩa chung nào chính xác về giải pháp chuyển đổi số là gì?

Với mỗi một doanh nghiệp kinh doanh, mỗi cách thức vận hành, mô hình tổ chức khác nhau thì định nghĩa về chuyển đổi số cũng khác. Nhưng nhìn chung, có thể hiểu chuyển đổi theo nghĩa rộng rãi là “định hình lại các ngành bằng cách tái cơ cấu các mô hình hoạt động và kinh doanh hiện có”

Ở cấp độ công ty, Chuyển đổi số (Digital Transformation) có nghĩa là tích hợp các giải pháp số vào cốt lõi của doanh nghiệp, thay đổi sâu sắc cách hoạt động của doanh nghiệp bằng cách tạo ra các quy trình kinh doanh mới, trải nghiệm khách hàng và văn hóa tổ chức. Nó không chỉ mang tái tạo lại những phương pháp truyền thống mà còn có thể sáng tạo những phương pháp mới để đáp ứng những kỳ vọng thay đổi của thị trường.  

CÁC BƯỚC CHUYỂN ĐỔI SỐ CHO DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

Lợi ích của chuyển đổi số

Digital Transformation được xem là xu hướng giảm thiểu thời gian trong quản lý và tối ưu chi phí. Dù muốn hay không, quá trình chuyển đổi số vẫn xảy ra, trong một thế giới mà công nghệ bùng nổ mạnh mẽ, xu hướng mua và kỳ vọng của người tiêu dùng thay đổi liên tục như hiện nay.  

Nếu các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp quy mô lớn hay nhỏ, thậm chí là mỗi cá nhân sống trong thời đại công nghệ số ngày nay không chịu chuyển mình để thích nghi thì chắc chắn sẽ bị tụt lại phía sau và có thể thất bại. Chính vì vậy, chuyển đổi số sẽ thay đổi tư duy, nhận thức của con người, loại bỏ những cách làm việc lạc hậu để thiết lập một quy trình làm việc nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm chi phí dựa vào các công nghệ kỹ thuật số.

Dưới đây là một số lợi ích nổi bật của giải pháp chuyển đổi số trong doanh nghiệp

• Đáp ứng kỳ vọng thay đổi của khách hàng

• Tồn tại trong thị trường cạnh tranh và thay đổi liên tục

• Phân tích nguồn dữ liệu

• Nâng cao trải nghiệm nhân viên

• Loại bỏ rào cản giữa các bộ phận

• Tăng hiệu suất, giảm chi phí

2. Các bước chuyển đổi số trong doanh nghiệp  

Quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp diễn ra trong 3 giai đoạn là Số hóa thông tin (Digitization), Số hóa quy trình (Digitalization) và Chuyển đổi số (Digital transformation).

CÁC BƯỚC CHUYỂN ĐỔI SỐ CHO DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
Các bước chuyển đổi số cho doanh nghiệp SMEs

2.1. Số Hóa Thông Tin (Digitization)

Số hóa có nghĩa là chuyển đổi hồ sơ và thông tin phi kỹ thuật số thành định dạng kỹ thuật số.

Nói một cách đơn giản, đó là việc quét các tài liệu, thông tin dưới dạng giấy để lưu trữ trên hệ thống máy tính hoặc các tệp điện tử như Excel hoặc PDF.

Bằng cách này, dữ liệu kinh doanh sẽ được tập hợp và lưu trữ tập trung để quá trình tra cứu dễ dàng hơn. Do dữ liệu ít nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ khá phù hợp với việc số hóa thông tin. Giai đoạn này là nền tảng để thực hiện các bước tiếp theo trong hành trình chuyển đổi số.  

2.2. Số Hóa Quy Trình (Digitalization)

Giai đoạn tiếp theo sau khi hoàn thành số hóa thông tin là số hóa quy trình. Giai đoạn số hóa này bao gồm việc chuyển đổi các quy trình hoặc tương tác thành bản thể kỹ thuật số tương ứng của chúng.

Ở giai đoạn này, các công ty hiểu rõ hơn về sức mạnh của công nghệ, bắt đầu tổ chức lại và tối ưu hóa các hoạt động kinh doanh bằng cách sử dụng các công cụ kỹ thuật số. Giai đoạn này cũng cần đầu tư nhiều hơn vào con người, đào tạo lại họ để sử dụng các quy trình kỹ thuật số. Các ví dụ bao gồm các dịch vụ giám sát thiết bị tự động, hội nghị từ xa, v.v.

Sự khác biệt chính giữa 2 giai đoạn số hóa là giai đoạn trước liên quan đến thông tin còn giai đoạn 2 đề cập đến quy trình và con người. Tuy nhiên, mô hình kinh doanh vẫn giữ nguyên trong hai giai đoạn này.

2.3. Chuyển Đổi Số (Digital transformation)  

Chuyển đổi số đề cập đến quá trình chuyển đổi kinh doanh mang tính đổi mới và đột phá, trong đó các quyết định chiến lược được đưa ra với sự hỗ trợ của công nghệ kỹ thuật số.

Ở giai đoạn này, các công ty có thể tận dụng tốt tư duy thiết kế lấy khách hàng làm trung tâm để khai thác những hiểu biết sâu sắc về khách hàng và sau đó tăng cường sự tham gia của khách hàng. Họ tập trung vào việc đổi mới cách tiếp cận kinh doanh tổng thể để xây dựng lợi thế cạnh tranh chiến lược và đạt được mức tăng trưởng cao bền vững.

Sự khác biệt lớn nhất giữa giai đoạn thứ ba và hai giai đoạn đầu tiên là chuyển đổi kỹ thuật số bắt đầu từ chuyển đổi kinh doanh, thay vì công nghệ.

Trong giai đoạn này, doanh nghiệp có thể lựa chọn rất nhiều công nghệ mới và tiên tiến để phục vụ cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động của mình như: Big Data, IoT, AI, ERP, Oracle, …  

Các bước chuyển đổi số cho doanh nghiệp bao gồm 3 bước
Các bước chuyển đổi số cho doanh nghiệp bao gồm 3 bước

3. Mục đích và tầm quan trọng của chuyển đổi số trong doanh nghiệp

“Chuyển đổi hay là chết” có thể tóm tắt một cách hoàn hảo tầm quan trọng đối với các công ty trong việc thích ứng với chuyển đổi số.  

Các giải pháp chuyển đổi số trong doanh nghiệp không chỉ là vấn đề công nghệ, mà còn yêu cầu sự thay đổi quy trình làm việc, đào tạo nhân viên, sự thay đổi tư duy và thái độ làm việc của tất cả các thành viên trong tổ chức.

Mục đích của chuyển đổi số và điểm cốt lõi của quá trình này là sự thay đổi toàn diện trong cách tổ chức hoạt động và tận dụng các cơ hội mà công nghệ số hóa mang lại để đạt được sự tối ưu hóa, tạo ra giá trị mới và duy trì lợi thế cạnh tranh.

4. Tại sao các dự án chuyển đổi số thất bại?

Chuyển đổi kỹ thuật số thất bại vì nhiều lý do, nhưng hầu hết các vấn đề có thể liên quan đến một trong ba thách thức khi chuyển đổi số, bao gồm: con người, giao tiếp và đo lường.  

Con người: Văn hóa có thể vừa là động lực hàng đầu của chuyển đổi số, vừa nền tảng của quá trình chuyển đổi số thành công. Nếu tổ chức không tập trung đủ vào con người và văn hóa, mọi sáng kiến có thể sẽ thất bại.

Giao tiếp kém: Nếu ban lãnh đạo không đưa ra những hướng dẫn cụ thể và khả thi trước, trong và thậm chí sau khi chuyển đổi, thì mọi sáng kiến sẽ không thể tiến xa được.

Thiếu đo lường: Một tổ chức không thể chuyển đổi số thành công nếu không xác định được thành công có ý nghĩa như thế nào đối với họ. Nếu doanh nghiệp đang thay đổi cách thức kinh doanh, cần đặt thêm KPI để theo dõi các tác động.  

CÁC BƯỚC CHUYỂN ĐỔI SỐ CHO DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

5. Văn hóa doanh nghiệp để chuyển đổi số thành công

Văn hóa doanh nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi số. Để thành công trong việc thích nghi và tận dụng lợi ích từ công nghệ số hóa, các doanh nghiệp cần xây dựng một văn hóa mà tập trung vào sự thay đổi, sáng tạo và học tập liên tục.

Một số yếu tố quan trọng của văn hóa doanh nghiệp trong chuyển đổi số:  

Sáng tạo và khích lệ đổi mới: Doanh nghiệp cần khuyến khích nhân viên tư duy sáng tạo, tìm kiếm cách tiếp cận mới và đưa ra ý tưởng đột phá. Tạo ra môi trường an toàn để thử nghiệm và "cho phép" sự thất bại, từ đó rút ra bài học quý báu.

Tập trung vào Khách hàng: Chuyển đổi số không chỉ là về công nghệ, mà còn liên quan đến cách cung cấp giá trị cho khách hàng. Văn hóa doanh nghiệp cần đặt khách hàng lên hàng đầu, thấu hiểu sâu sắc về nhu cầu và mong muốn của khách hàng.

Học tập liên tục và sẵn sàng thay đổi: Văn hóa học tập liên tục đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi số. Nhân viên cần sẵn sàng học hỏi về công nghệ mới và cách áp dụng chúng để cải tiến quá trình làm việc.

Tinh thần Lãnh đạo: Lãnh đạo cần thể hiện tinh thần dẫn dắt và ủng hộ trong việc thúc đẩy chuyển đổi số. Họ cần tạo ra một hướng dẫn rõ ràng và mục tiêu phù hợp để tập trung nỗ lực của toàn bộ tổ chức.

Hợp tác và làm việc nhóm: Văn hóa doanh nghiệp cần khuyến khích tinh thần hợp tác và làm việc nhóm. Công nghệ số hóa thường yêu cầu các bộ phận và cá nhân khác nhau tương tác để đạt được hiệu suất tối đa.

Tự động hóa và quy trình tối ưu hóa: Doanh nghiệp cần thúc đẩy tư duy về việc tự động hóa và tối ưu hóa quy trình làm việc, giúp giảm thiểu thời gian và nguồn lực, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và tập trung vào các nhiệm vụ quan trọng hơn.  

6. ETEC – CHUYÊN TƯ VẤN TRIỂN KHAI CHUYỂN ĐỔI SỐ CHO DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

Etec với kinh nghiệm hơn 24 năm trong lĩnh vực tự động hóa, chuyên tư vấn và triển khai giải pháp chuyển đổi số toàn diện cho doanh nghiệp sản xuất, chúng tôi cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp Việt trong quá trình tự động hóa nhà máy, chuyển đổi số trong nhà máy sản xuất, xây dựng nhà máy thông minh góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, hòa nhập cùng nền công nghiệp 4.0.  

Tại sao bạn nên chọn Etec cho hành trình chuyển đổi số của Quý doanh nghiệp?

- Etec có nhiều kinh nghiệm triển khai đa dạng các giải pháp chuyển đổi số cho nhiều doanh nghiệp sản xuất với nhiều ngành nghề khác nhau. Do đó, Etec hiểu được đặc thù của từng ngành nghề và các giải pháp sẽ được thiết kế để phù hợp cho từng nhu cầu của doanh nghiệp

- Đội ngũ kỹ sư của Etec được đào tạo chuyên môn vững chắc, cập nhật thường xuyên các xu hướng công nghệ mới và có nhiều kinh nghiệm triển khai các dự án thực tế

- Etec cung cấp đa dạng các giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, số hóa nhà máy:

o Hệ thống điều hành sản xuất MES

o Hệ thống quản lý và tiết kiệm năng lượng EMS


o Mô hình nhà máy thông minh IIoT

o Hệ thống điều khiển và giám sát sản xuất SCADA

Mọi thông tin nhu cầu vui lòng liên hệ với chúng tôi. Etec luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ cho Quý Khách Hàng trong việc triển khai các thiết bị tự động hóa, giải pháp chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất tại doanh nghiệp.    

NHẬN TƯ VẤN VÀ KHẢO SÁT GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SỐ MIỄN PHÍ NGAY

CÁC BƯỚC CHUYỂN ĐỔI SỐ CHO DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
Từ khóa: các bước chuyển đổi số, giải pháp chuyển đổi số là gì, mục đích chuyển đổi số, chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ,

924 Xem

Gửi nhận xét của bạn


Bài viết liên quan

Với sự tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội trong thời gian qua, xã hội ngày càng quan tâm hơn đến chất lượng nguồn nước và xử lý nước..

Tiêu chuẩn ISO 50001 được thiết kế dựa trên nguyên tắc tiếp cận quen thuộc đó là mô hình quản lý theo chu trình PDCA trong quy trình quản lý kinh doanh....

Để quản lý năng lượng nhà máy, nhiều công ty dệt may đã chủ động đầu tư công nghệ tiết kiệm năng lượng, thay mới dây chuyền sản xuất ít tiêu hao điện năng

Các khối kết nối WAGO được sử dụng hằng ngày trong các ứng dụng đặc biệt trong hệ thống giao thông trên toàn thế giới.

Biến tần Delta CT2000 là dòng biến tần được thiết kế tản nhiệt đặc biệt, dùng trong các môi trường khắc nghiệt (Chuyên dùng cho máy móc ngành dệt)

Hệ thống quản lý năng lượng công EMS Delta DIAEnergie giúp dễ dàng nắm bắt và đo lường năng lượng sử dụng thông qua Bảng điều khiển năng lượng

Hệ thống bơm biến tần Delta sẽ khắc phục hoàn toàn những nhược điểm khi sử dụng chạy trực tiếp, 1 biến tần điều khiển 2 bơm hoặc nhiều bơm