en vi
  • 0
    • Giỏ hàng trống
    • Sản phẩm 0 đ

    • Tổng cộng 0 đ
  • 0
    • Giỏ hàng trống
    • Sản phẩm 0 đ

    • Tổng cộng 0 đ

18/01/2024 - 14:10 PM

MÔ HÌNH NHÀ MÁY THÔNG MINH - XU HƯỚNG TẤT YẾU ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

1. Nhà máy thông minh, sản xuất thông minh là gì?

Sản xuất thông minh, nhà máy thông minh là những thuật ngữ được nhắc đến nhiều trong ngành công nghiệp sản xuất những năm gần đây. Những cụm từ này đều ngụ ý chỉ việc phát triển các nhà máy hay doanh nghiệp sản xuất thông qua ứng dụng công nghệ, để vận hành và hoạt động một cách thông minh hơn.

Nhà máy thông minh (Smart factory) được coi là một cơ sở sản xuất được số hóa và có tính kết nối cao dựa vào sản xuất thông minh. Đây là tầm nhìn hoàn toàn mới về môi trường sản xuất mà không cần đến sự can thiệp của con người. Ở đây máy móc là thiết bị chính, tối ưu hóa và tự động hóa nhà máy.  

MÔ HÌNH NHÀ MÁY THÔNG MINH - XU HƯỚNG TẤT YẾU ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

2. Cấu trúc của một nhà máy thông minh:

Cấu trúc mô hình nhà máy thông minh là cách tổ chức các thiết bị, quy trình và thông tin trong nhà máy để tạo ra sự kết nối, tự động hóa và thông minh.

Cấu trúc nhà máy thông minh có thể tham chiếu từ tiêu chuẩn quốc tế ISA-952, bao gồm các tầng sau:  

MÔ HÌNH NHÀ MÁY THÔNG MINH - XU HƯỚNG TẤT YẾU ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Tầng chiến lược

Là tầng dành cho ban lãnh đạo và các quản lý cấp cao. Từ khu vực này, nhà quản trị có thể có cái nhìn trực quan về hiệu suất sản xuất, đưa ra các quyết định chiến lược và chiến thuật dựa trên dữ liệu.

Tầng quản lý

Là tầng dành cho các quản lý cấp trung. Từ khu vực này, nhà quản trị có thể theo dõi, điều phối và kiểm soát các hoạt động sản xuất, bao gồm lập kế hoạch, lên lịch, phân bổ nguồn lực, kiểm soát chất lượng và hậu cần.

Tầng vận hành

Là tầng dành cho các nhân viên cấp dưới. Từ khu vực này, nhân viên có thể thực hiện các công việc sản xuất, bảo trì, sửa chữa và kiểm tra các thiết bị và quy trình.

Tầng máy móc thiết bị

Là tầng dành cho các thiết bị thông minh như cảm biến, robot, máy tính, điện thoại, xe hơi, thiết bị gia dụng và các cảm biến. Từ khu vực này, các thiết bị có thể giao tiếp với nhau qua Internet hoặc mạng không dây, thu thập, truyền tải và phân tích dữ liệu thời gian thực từ các thiết bị và quy trình để cải thiện hiệu suất, chất lượng và an toàn trong sản xuất  

3. Lợi ích nhà máy thông minh mang lại cho doanh nghiệp sản xuất:

Nhà máy thông minh là một xu hướng mới trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và xã hội. Tăng năng suất và chất lượng sản phẩm bằng cách tự động hóa, đồng bộ hóa và tối ưu hóa các quy trình sản xuất. Dưới đây là một số lợi ích mà nhà máy thông minh đã đem lại:

• Giảm chi phí sản xuất bằng cách tiết kiệm năng lượng, nguồn nhân lực, nguyên vật liệu và thời gian.

• Tăng tính linh hoạt và khả năng mở rộng bằng cách đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu của khách hàng và thị trường.

• Tăng khả năng cạnh tranh bằng cách tạo ra các sản phẩm hoặc dịch vụ mới hoặc cải tiến, từ đó tăng mức độ hài lòng và trải nghiệm của khách hàng.

• Tăng hiệu quả mạng lưới cung ứng bằng cách kết nối với các nhà cung cấp, khách hàng và đối tác.

• Tăng an toàn cho người lao động và bảo vệ môi trường bằng cách giảm thiểu các rủi ro và tác động tiêu cực, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững

• Tăng khả năng dự báo và tự điều chỉnh bằng cách sử dụng dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo.  

4. Một số rào cản trong việc phát triển nhà máy thông minh

Có một số vấn đề được xem là rào cản cho sự phát triển của các giải pháp nhà máy thông minh như:

• Các quy định nghiêm ngặt về yêu cầu sử dụng năng lượng

• Tâm lý ngại áp dụng các giải pháp và quy trình mới

• Khó khăn trong việc lựa chọn giải pháp công nghệ phù hợp

• Sự thiếu hụt nguồn lực lao động về cả số lượng và chất lượng do sự già hóa của lực lượng lao động có tay nghề hiện tại

• Rủi ro bảo mật do các nhà máy thông minh thường xuyên phải đối mặt với các cuộc tấn công mạng.

• Rủi ro quản lý dữ liệu không hiệu quả (việc thu thập, lưu trữ, truy xuất, phân tích, sử dụng dữ liệu theo cách an toàn, chính xác, tuân thủ các quy định có liên quan không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, đòi hỏi rất nhiều kiến thức và chuyên môn)

Chính các lý do trên khiến các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề tự động hóa các quy trình vận hành trong nhà máy nhằm giải quyết các vấn đề về nguồn lực.   

5. Những ngành nghề sản xuất nên đầu tư nhà máy thông minh:

Giải pháp nhà máy thông minh phục vụ việc sản xuất thông minh có thể ứng dụng cho rất nhiều ngành nghề khác nhau. Trong số đó, có một số ngành nghề nổi bật như:

• Chế tạo máy ngành thép

• In giấy, bao bì, đóng gói

• Giày - May mặc

• Nông nghiệp, chăn nuôi

• Chế biến thủy sản

• Thực Phẩm (F&B)

• Dệt nhuộm – Dệt sợi

• Nhựa - cao su 

6. Etec – Đơn vị triển khai các dự án nhà máy thông minh tại Việt Nam với hơn 20 dự án thành công

Etec có 23 năm hoạt động trong lĩnh vực tự động hóa quá trình sản xuất với kinh nghiệm triển khai nhiều dự án chuyển đổi số cùng đội ngũ kỹ sư chất lượng cao sẽ mang đến cho Quý khách hàng trải nghiệm tốt nhất.

Các giải pháp chuyển đổi số như: hệ thống MES, smart factory iot, giải pháp điều khiển và giám sát sản xuất SCADA, hệ thống tiết kiệm năng lượng sản xuất EMS,… được tối ưu riêng cho đặc thù từng ngành nghề giúp cho các doanh nghiệp sản xuất dễ dàng kiểm soát chất lượng, hiệu suất, năng lượng và hướng đến mục tiêu sản xuất thông minh. Mọi thông tin nhu cầu vui lòng liên hệ với chúng tôi.  

7. Dự án thực tế Etec đã triển khai tại Việt Nam

Tên dự án: Hệ thống quản lý sản xuất thông minh tại nhà máy của công ty Thanh Sơn Hóa Nông

Ngành nghề: Sản xuất thuốc trừ sâu bệnh, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt mối, diệt côn trùng…

Hình ảnh công ty:  

MÔ HÌNH NHÀ MÁY THÔNG MINH - XU HƯỚNG TẤT YẾU ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Hình ảnh thực tế dự án:

MÔ HÌNH NHÀ MÁY THÔNG MINH - XU HƯỚNG TẤT YẾU ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

MÔ HÌNH NHÀ MÁY THÔNG MINH - XU HƯỚNG TẤT YẾU ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

MÔ HÌNH NHÀ MÁY THÔNG MINH - XU HƯỚNG TẤT YẾU ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

MÔ HÌNH NHÀ MÁY THÔNG MINH - XU HƯỚNG TẤT YẾU ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Mọi thông tin nhu cầu về việc xây dựng nhà máy thông minh tại Việt Nam, vui lòng liên hệ với chúng tôi đổi được tư vấn về các giải pháp chuyển đổi, triển khai sản xuất thông minh đáp ứng sản xuất xanh và nhận ngay gói khảo sát miễn phí tại nhà máy.

NHẬN TƯ VẤN VÀ KHẢO SÁT GIẢI PHÁP NHÀ MÁY THÔNG MINH MIỄN PHÍ NGAY

MÔ HÌNH NHÀ MÁY THÔNG MINH - XU HƯỚNG TẤT YẾU ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Từ khóa: mô hình nhà máy thông minh, tự động hóa quá trình sản xuất, nhà máy thông minh là gì, nhà máy thông minh tại việt nam, sản xuất thông minh là gì,

713 Xem

Gửi nhận xét của bạn


Bài viết liên quan

PLC Delta DVP-SA2 Series thiết kế nhỏ gọn, bên cạnh các chức năng cơ bản giống như PLC Delta dòng DVP14SS thì dòng PLC này có điểm mạnh là tích hợp chức năng

Dòng biến tần MS300 với dải công suất từ 0.2 kw ~ 22 kw đáp ứng yêu cầu về độ ổn định, an toàn cao của hệ thống cổng trục giúp gia tăng năng suất hoạt động.

Delta DIALink (Equidment IOT platform- DIALink) được sử dụng để thu thập dữ liệu vận hành của thiết bị tại chỗ từ các máy công cụ CNC và thiết bị được điều...

Hệ thống cấp nhiệt đề cập đến việc cung cấp nhiệt cho nội thất của một tòa nhà thông qua các phương pháp nhân tạo.

Biến tần Delta C2000 Plus ( C2000+) là dòng biến tần được phát triển cải tiến từ dòng biến tần C2000 đã ra mắt trong thời gian trước. Biến tần C2000 plus

Hệ thống SCADA - Supervisory Control And Data Acquisition (Hệ thống điều khiển, giám sát và thu thập dữ liệu) nhằm hỗ trợ con người trong việc điều khiển từ xa.

Delta cung cấp thiết bị đọc mã vạch mới gồm máy quét cố định và cầm tay. Với thiết kế nhỏ gọn, cài đặt dễ dàng, giải thuật giải mã cao cấp là lựa chọn phù hợp